Cách trồng nấm lim xanh đơn giản dễ thực hiện tại nhà

Nấm lim xanh từ lâu đã được biết đến như một “thần dược” quý giá, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nổi bật là khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh: ung thư gan, tiểu đường, tai biến, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,… Chính vì vậy, nhu cầu trồng nấm lim xanh tại nhà ngày càng tăng cao. Trong bài viết này, cùng Yersin Farm tìm hiểu thêm về cách trồng nấm lim xanh bằng mùn cưa một cách đơn giản và hiệu quả.

Cách trồng nấm lim xanh đơn giản dễ thực hiện tại nhà

Nấm lim xanh là loại nấm gì?

Nấm lim xanh bắt nguồn từ vùng Tiên Phước ở tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Loại nấm này đã được biết đến từ lâu nhờ tên gọi gắn liền với nguồn gốc địa lý cùng nhiều dược tính quý giá theo tài liệu y học cổ truyền. Được sử dụng trong các bài thuốc Đông y từ khoảng 2000 năm trước, nấm lim xanh đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý và tăng cường sức khỏe. 

Không chỉ phát triển ở Quảng Nam, loại nấm này còn được tìm thấy ở khu vực Trường Sơn, Nam Lào và một số tỉnh của Tây Nguyên.

Tuy nhiên, ngày nay nấm lim xanh đang dần trở nên hiếm hoi do được săn lùng không ngừng. Trên thị trường hiện nay, giá của nấm lim xanh dao động từ 1,5 triệu đến 3 triệu đồng mỗi kg. Về hình thức, nấm lim xanh có vẻ ngoài tương tự nấm linh chi nhưng có thể dễ dàng phân biệt nhờ mùi thơm dễ chịu của thảo dược. Mỗi cây nấm bao gồm mũ và chân, với mũ có đường kính khoảng 20cm và độ dày từ 2 đến 5cm, thường xuyên xuất hiện trong các sắc thái màu nâu từ nhạt đến đậm tùy thuộc vào thổ nhưỡng và tuổi của nấm.

Nấm lim xanh đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý và tăng cường sức khỏe.

Nấm lim xanh có tốt cho sức khỏe không?

Trước khi tìm hiểu thông tin chi tiết về cách trồng nấm lim xanh, bạn có thể tham khảo qua một số lợi ích nổi bậc của nó dưới đây. Trong y học cổ truyền, loại nấm này nổi tiếng về khả năng bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm các bệnh như ung thư, gan nhiễm mỡ, xơ gan, và phì đại tuyến tiền liệt. Nó còn có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng cơ thể sau đột quỵ. Các lợi ích sức khỏe hàng đầu của nấm lim xanh bao gồm:

  • Thanh nhiệt và giải độc: Nấm lim xanh có công dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ đào thải độc tố, giải rượu, giúp phục hồi sau các vấn đề do ngộ độc rượu gây ra.
  • Tăng cường sinh lực: Loại nấm này giúp tăng cường năng lượng và sinh lực, hữu ích cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Làm mát cơ thể: Nấm lim xanh có khả năng giúp giảm nóng trong, từ đó làm giảm các triệu chứng như lở miệng và phát ban.
  • Giảm cholesterol và mỡ máu: Đặc biệt, nấm lim xanh cũng là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những người có cholesterol cao.
  • Hỗ trợ giảm cân: Nấm lim xanh có khả năng hạn chế hấp thụ chất béo, đặc biệt là cholesterol, từ đó hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm cân.
  • Kiểm soát huyết áp: Nấm lim xanh cũng có tác dụng ổn định và kiểm soát huyết áp, rất phù hợp cho những người mắc bệnh huyết áp cao.

Nhờ những công dụng đa dạng này, nấm lim xanh được coi là một thực phẩm chức năng quý giá, phù hợp cho mọi lứa tuổi từ trẻ em trên hai tuổi đến người lớn tuổi, và đặc biệt hữu ích cho những ai cần cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nấm lim xanh là một trong những loại “thần dược” đối với sức khỏe

Hướng dẫn cách trồng nấm lim xanh với mùn cưa tại nhà

Nhờ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, do đó nấm lim xanh tự nhiên cũng ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, ngày nay bạn hoàn toàn có thể tự trồng loại nấm này tại nhà với những phương pháp cơ bản dưới đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để áp dụng cách trồng nấm lim xanh thành công, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu và dụng cụ sau:

  • Mùn cưa: Sử dụng mùn cưa từ các loại gỗ mềm không chứa tinh dầu hay độc tố như gỗ cao su. Đảm bảo mùn cưa sạch, không mốc để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm.
  • Túi ni lông chịu nhiệt: Cần có để đựng mùn cưa và các nguyên liệu khác, giúp giữ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của nấm.
  • Bông nút và cổ nút: Dụng cụ này dùng để đậy kín miệng túi, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm mốc từ bên ngoài.
  • Bột phụ gia: Bao gồm bột nhẹ và bột ngô nghiền mịn, không hư hỏng, và cám gạo. Những bột này cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú cho nấm, hỗ trợ quá trình phát triển.
  • Nước sạch và nước vôi: Dùng để pha chế môi trường trồng, nước vôi giúp điều chỉnh độ pH thích hợp cho sự sinh trưởng của nấm.

Cẩn thận trong việc lựa chọn và chuẩn bị nguyên liệu sẽ quyết định đến sự thành công của quá trình áp dụng cách trồng nấm lim xanh, giúp bạn thu hoạch được nấm lim xanh chất lượng tốt.

Lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng và quá trình phát triển nấm diễn ra hiệu quả

Ủ mùn cưa để trồng nấm lim xanh

Trước khi bắt đầu áp dụng cách trồng nấm lim xanh, công đoạn ủ mùn cưa cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp nấm phát triển tốt. Hiện nay có 2 phương pháp ủ mùn cưa phổ biến, bao gồm: 

Phương pháp ủ chậm

Phương pháp ủ chậm là kỹ thuật phổ biến dùng để chuẩn bị mùn cưa từ gỗ mềm, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm lim xanh. Đầu tiên, để tạo độ ẩm thích hợp cho mùn cưa, sử dụng nước vôi với độ pH từ 12 – 13. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm một nắm mùn cưa; nếu sau khi nắm chặt và thả ra, mùn cưa vẫn giữ được hình dạng khối và có độ dính nhất định, thì độ ẩm đã đạt mức từ 62 – 65%.

Tiếp tục, mùn cưa được ủ trong đống khối có bề rộng đáy khoảng 1.8m và thu hẹp dần lên đến khoảng 1.5m ở phần trên, với chiều cao khoảng 1.2m. Dùng tấm bạt nhựa dài để phủ kín xung quanh, giúp giữ nhiệt và độ ẩm.

Sau 3 ngày đầu tiên, đống mùn cưa sẽ được đào lên và trộn lại để đảm bảo quá trình phân hủy đồng đều, sau đó tiếp tục ủ thêm 3 ngày nữa. Quy trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và cẩn thận để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc chuẩn bị môi trường trồng nấm.

Phương pháp ủ nhanh

Phương pháp ủ nhanh cũng là một quy trình hiệu quả khi áp dụng những cách trồng nấm lim xanh tại nhà, đặc biệt phù hợp cho mùn cưa từ gỗ bồ đề hoặc cao su, những loại gỗ có tính chất dễ phân hủy. Để bắt đầu, mùn cưa cần được tưới đều bằng nước sạch cho tới khi đạt độ ẩm từ 62 – 65%. Sau đó, mùn cưa được ủ trong vòng 2 – 3 ngày, cho phép nước thấm đều khắp mùn, chuẩn bị tốt cho việc phát triển của nấm. Phương pháp này tối giản thời gian ủ, giúp nhanh chóng chuẩn bị mùn cưa sẵn sàng cho quá trình trồng nấm.

Phương pháp ủ nhanh đặc biệt phù hợp cho mùn cưa từ gỗ bồ đề hoặc cao su

Phối trộn phụ gia trồng nấm

Khi áp dụng cách trồng nấm lim xanh, để phối trộn phụ gia cho mùn cưa, bạn cần thêm bột ngô với tỉ lệ 5 – 7%, cám gạo 3 – 5% và bột nhẹ 1 – 1.5% vào lượng mùn cưa đã ủ. Hãy trộn đều các thành phần này để đảm bảo sự phân bổ đồng đều.

Tiếp theo, đóng gói hỗn hợp vào túi ni lông, chú ý ấn chặt để đảm bảo không khí được loại bỏ hoàn toàn. Mỗi bịch nên nặng khoảng 1.2 – 1.3kg và chỉ nên đầy nửa túi để dễ dàng thao tác đóng nút. Dùng bông nút để niêm phong túi và đảm bảo không khí không thể xâm nhập vào bên trong.

Sau khi đóng bịch, các bịch mùn cưa cần được chuyển ngay đến khu vực tiệt trùng để hấp thanh trùng. Lưu ý, không để các bịch ngoài không khí quá 8 tiếng sau khi phối trộn, bởi hỗn hợp bột ngô và cám gạo có thể phát triển mùi chua nếu để lâu không được xử lý.

Phối trộn phụ gia và đóng bịch mùn cưa trước khi thanh trùng là bước vô cùng quan trọng giúp cách trồng nấm lim xanh thành công

Thanh trùng bịch nấm trước khi trồng

Thanh trùng bịch mùn cưa là một bước thiết yếu trong quá trình trồng nấm lim xanh, quá trình này sẽ giúp loại bỏ đi những loại mầm bệnh có thể gây hại cho nấm. Để thực hiện thanh trùng hiệu quả, nhiều trang trại áp dụng phương pháp hấp cách thủy sử dụng lò hấp đặc biệt. Thiết kế của lò này bao gồm một chảo gang dùng để đun sôi nước, một buồng đốt để tạo nhiệt và một cửa kính để theo dõi nhiệt độ của hơi nước.

Trong quá trình thanh trùng, đặt các bịch mùn cưa vào lò theo từng lớp xen kẽ nhau để đảm bảo hơi nước có thể tiếp xúc đều với từng bịch, giúp tiệt trùng toàn diện. Thực hiện quá trình này ở nhiệt độ 100 độ C trong khoảng 10 – 12 giờ.

Sau khi thanh trùng, mùn cưa trong bịch thường chuyển từ màu sáng sang màu sẫm. Kiểm tra bằng cách mở nắp bịch và ngửi. Nếu có mùi hắc hoặc chua, điều này cho thấy các nguyên liệu chưa được hấp chín hoàn toàn và cần phải thanh trùng lại. Khi tất cả bịch đã được hấp thanh trùng đúng cách, chuyển chúng đến phòng cấy. Đợi cho đến khi nhiệt độ trong bịch hạ xuống còn khoảng 28 độ C mới bắt đầu cấy giống.

Thực hiện thanh trùng bịch nấm trước khi cấy giống là yếu tố thiết yếu giúp phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh sinh sôi

Cấy giống nấm lim xanh 

Kế đến, bước cấy giống nấm lim xanh là một công đoạn quan trọng và yêu cầu tính chính xác cao quyết định sự thành công của cách trồng nấm lim xanh. Để thực hiện, trước tiên, bạn cần chuẩn bị một phòng cấy giống đạt tiêu chuẩn: không khí trong phòng phải sạch, khô ráo, kín gió và được khử trùng thường xuyên bằng bột lưu huỳnh. Những dụng cụ cần thiết bao gồm que cấy, kẹp, bàn cấy, đèn cồn và dung dịch cồn để sát trùng.

Trong quá trình chọn giống cấy, bạn cần chú ý không chọn những giống nấm quá non hoặc đã quá già. Giống nấm phải khỏe mạnh, không mang bệnh và phải ở độ tuổi thích hợp để cấy. Đảm bảo người tham gia quá trình cấy giống phải giữ vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt, mặc quần áo sạch sẽ và đeo khẩu trang trong suốt quá trình.

Trước khi cấy, lau sạch miệng chai đựng giống nấm bằng cồn. Sau đó, nhẹ nhàng tách lớp màng che phủ để lấy hạt giống mà không làm hỏng chúng. Đặt miệng chai gần bịch mùn cưa đã chuẩn bị sẵn, sử dụng que cấy để gắp nhẹ nhàng từng hạt giống, khoảng 10 – 15g cho mỗi bịch. Mỗi chai giống có thể dùng để cấy khoảng 30 – 40 bịch mùn cưa. Cuối cùng, đậy kín nút bịch bằng bông và đưa vào khu vực ươm để bắt đầu quá trình phát triển của nấm.

Lựa chọn những giống linh chi khỏe mạnh, không quá non hoặc quá già

Ươm sợi nấm lim xanh

Quá trình ươm sợi nấm lim xanh đòi hỏi một môi trường ươm tối ưu để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của nấm. Khu vực ươm cần được giữ thông thoáng, sạch sẽ, khô ráo và cách ly khỏi gió lùa. Sử dụng ánh sáng nhẹ, vừa đủ để duy trì sự sống mà không gây ức chế sự phát triển của nấm.

Trong phòng ươm, các giá hoặc khay để bịch nấm nên được xếp thành nhiều tầng. Mỗi bịch nấm cần được để cách nhau khoảng 2 – 3 cm để đảm bảo không khí lưu thông tốt và ngăn ngừa sự sinh nhiệt có thể làm hại sợi nấm. Trong giai đoạn này, không cần phải tưới nước nhưng việc quan sát và theo dõi sự phát triển của sợi nấm là điều không thể thiếu.

Sau khoảng 15 ngày, khi sợi nấm đã phát triển và bao phủ từ 1/2 đến 1/3 bịch, bạn cần điều chỉnh cổ nút bông. Điều chỉnh nút bông bằng cách nhẹ nhàng lấy ra một ít bông từ giữa và sau đó đặt lại như cũ, nhằm đảm bảo nấm có đủ không khí để thở trong giai đoạn tiếp theo của sự phát triển.

Từ ngày thứ 16 trở đi, tránh chạm vào cổ bịch nấm để không làm gián đoạn hoặc đứt gãy hệ sợi nấm. Trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 25, hệ sợi nấm sẽ bắt đầu kết nối và hình thành quả thể, mà sau đó sẽ chui ra từ cổ nút. Sợi nấm sẽ tiếp tục lan xuống phía đáy bịch và khi quá trình này hoàn tất, coi như giai đoạn ươm đã kết thúc thành công, tiếp tục những công đoạn khác trong quy trình áp dụng cách trồng nấm lim xanh.

Giữ cho khu vực ươm nấm thông thoáng sạch sẽ, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh

Chăm sóc nấm lim xanh sau khi ươm

Chăm sóc nấm lim xanh là một quá trình quan trọng sau khi đã hoàn thành các công đoạn trong cách trồng nấm lim xanh. Dưới đây là các bước cơ bản cần thực hiện để đảm bảo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nấm:

Chuẩn bị khu vực trồng nấm:

  • Khu vực trồng cần được giữ thông thoáng, sạch sẽ và duy trì độ ẩm cao.
  • Nhiệt độ trong nhà trồng nên được kiểm soát ở mức từ 20 đến 30 độ C.
  • Chiếu sáng phải đều và không quá gắt, tránh làm hại sợi nấm.

Bố trí bịch nấm trong nhà trồng:

  • Bố trí các bịch ươm nấm trên các giàn hoặc luống. Giữa các giàn nên có lối đi rộng để thuận tiện cho việc chăm sóc và kiểm tra.
  • Đặt các bịch nấm cách nhau khoảng 10cm. Xếp chúng so le với nhau để đảm bảo tất cả bịch đều nhận được ánh sáng và không bị che khuất bởi nhau.

Tưới nước:

  • Tưới nước cho nấm 2 – 3 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường xung quanh.
  • Sử dụng phương pháp phun sương để tưới nước, giúp đảm bảo độ ẩm đều và không làm sợi nấm bị tổn thương do áp lực nước mạnh.
  • Thực hiện theo các hướng dẫn này sẽ giúp nấm lim xanh phát triển khỏe mạnh và đạt chất lượng tốt, từ đó nâng cao hiệu quả bội thu và giá trị kinh tế của nấm.
Trong quá trình áp dụng cách trồng nấm lim xanh bạn ần thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của nấm linh xanh

Cách thu hoạch nấm lim xanh

Sau khi đã áp dụng thành công cách trồng nấm lim xanh, bạn cần lưu ý một số yếu tố trong quá trình thu hoạch để đảm bảo chất lượng nấm. Sau khi thu hoạch, nấm lim xanh tươi không nên tiêu thụ ngay do chưa qua sơ chế và có nguy cơ nhiễm độc tố cao, có thể dẫn đến ngộ độc nếu ăn. Đây là thông tin quan trọng dành cho những người chuyên nghiệp trong việc hái nấm.

Trong vòng 1-2 giờ sau khi thu hoạch, nấm lim xanh có thể bắt đầu xuất hiện mốc nếu không được xử lý đúng cách. Chỉ sau một tuần, nấm có thể bị mối mọt phá hủy hoàn toàn, thậm chí làm rỗng thân nấm.

Theo kinh nghiệm của những người thu hoạch nấm lâu năm, để bảo quản nấm lim xanh hiệu quả sau khi hái, cần giữ nguyên phần rễ dính vào gỗ lim và lớp màng bào tử bao quanh mũ nấm. Phương pháp này giúp kéo dài thời gian bảo quản của nấm lên đến một tuần trước khi được đem về sơ chế và sử dụng.

Nấm lim xanh tươi không nên tiêu thụ ngay do chưa qua sơ chế và có nguy cơ nhiễm độc tố cao

Bảo quản nấm lim sau thu hoạch

Sau khi đã áp dụng thành công cách trồng nấm lim xanh tại nhà, để bảo quản nấm tươi an toàn và kéo dài thời gian sử dụng, bạn có thể áp dụng các bước sau:

  • Sơ chế nấm: Cắt bỏ khoảng ¾ phần chân nấm tiếp xúc với gỗ lim bị mục để loại trừ các độc tố có hại.
  • Làm sạch nấm: Rửa nấm dưới vòi nước sạch hoặc nhẹ nhàng lau chùi bề mặt nấm với một chiếc khăn ẩm.
  • Phơi khô: Phơi nấm cho đến khi độ ẩm giảm xuống dưới 5%, điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
  • Bảo quản: Sau khi phơi khô, bạn có thể thái nấm thành lát mỏng hoặc nghiền thành bột mịn. Đặt nấm trong lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa có nắp kín để bảo quản.
  • Cất giữ: Để lọ nấm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để giữ chất lượng tốt nhất.
Tương tự như các loại nấm linh chi khác, nấm lim xanh cần được phơi khô và bảo quản trong môi trường thoáng mát

Với những hướng dẫn trên, hy vọng bạn đã có thể tự áp dụng cách trồng nấm lim xanh tại nhà, có thêm những trải nghiệm thú vị và thu hoạch được nhiều nấm lim xanh chất lượng, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ cho Yersin Farm qua Hotline 0867722728 để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0867722728